Visual identity

If you want promote your business, then you have come to the right place. xem tiếp »

Unique solutions

If you want promote your business, then you have come to the right place. xem tiếp »

Live support

If you want promote your business, then you have come to the right place. xem tiếp »

Live support

If you want promote your business, then you have come to the right place. xem tiếp »

Live support

If you want promote your business, then you have come to the right place. xem tiếp »

Live support

If you want promote your business, then you have come to the right place. xem tiếp »
GIỚI THIỆU SÁCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

13 THÓI QUEN KỲ QUẶC TRÊN FACEBOOK

Người đăng: Unknown


Khi Facebook trở nên phổ biến, càng nhiều người dùng, thì thói quen sử dụng Facebook ngày càng đa dạng.
 
Rất nhiều người dùng Facebook có chung nhiều điểm “kì quặc nhưng thú vị” sau đây.

-        Đăng một status rất tâm đắc, mười phút sau quay lại vẫn chẳng thấy ai ấn nút “like”, xóa ngay status đó vì cảm thấy “quê”.



-        Các hot-Facebooker, hot boy, hot girl… mỗi lần viết xong status thường có thói quen…F5 từng phút để xem lượt like tăng nhanh thế nào.


-        Dạo new feed, thấy có một người nào đó ghi status khiến mình không vừa lòng, “chặn thông báo” của người đó, thậm chí unfriend hoặc block nếu tâm trạng không vui.

-         Đôi khi like một cái status hoặc một bức ảnh tâm đắc chỉ vì muốn…ai đó thấy để xem và hiểu tâm tư của bạn.



-        Ở các trang cộng đồng, nhiều bạn thích đọc bình luận và like bình luận đó, hơn là chú ý vào nội dung chính của status.

-        Phần lớn những người like thì không bình luận, những người bình luận thường không like. Những người vừa like vừa bình luận, có thể họ rất thân, rất quý, hoặc rất xem trọng bạn.

-        Rất nhiều người dùng ứng dụng trên Facebook xong đi…unlike những trang mà họ bị buộc phải like để được xài ứng dụng.



 
-        Khi cảm thấy buồn cực đại, không ai quan tâm mình, nhiều người thường…khóa Facebook và chờ xem có ai nhắn tin hỏi han gì mình không. Thường thì những người xài Facebook chỉ khóa tài khoản của mình được tối đa…3 ngày.

-        Nhiều người vừa dùng Facebook thường cố gắng kết bạn thật nhiều, sau một thời gian lại…unfriend bớt vì cảm thấy thiếu an toàn.

-        Từ khi các trang bán quần áo online thường xuyên làm phiền người khác bằng cách “tag”, rất nhiều người đã không còn quan tâm đến việc ai “tag” mình, và họ thường ẩn chức năng này.


-        Một số người thường tự khóa “tường” trên Facebook hoặc ẩn ngày sinh nhật của mình vì sợ mọi người gửi lời chúc quá nhiều.

-        Sau hàng loạt các bài báo đăng tin về việc bạn A “thể hiện quá lố” trên Facebook hay bạn B ghi status tiêu cực, nhiều bạn trẻ có suy nghĩ chín chắn bắt đầu sợ để lộ thông tin cá nhân của mình. Họ rất ít khi ghi thông tin thật, hoặc có ghi nhưng để chế độ “only me” (không ai được xem).

-        Nhiều người đăng ảnh trên tường Facebook sẵn sàng để chế độ public (công khai) nhưng với riêng avatar của họ, họ thường để “only me” (không cho ai like hoặc bình luận).

Theo Yahoo!!


» chi tiết...

MƠ ĐỔI ĐỜI, LÙNG SỤC ĐI TÌM KHO BÁO CỔ

Người đăng: Unknown




Kho báu vua Hàm Nghi, kho vàng ở núi Tàu (Bình Thuận) và mới đây lại là tin đồn về kho vàng ở An Giang... đã khiến cho nhiều người mơ đến sự đổi đời rồi đổ xô đi tìm.

Có người dành cả cuộc đời để đi tìm, có người đã chết giữa rừng và có cả những người bị lừa đảo vì những kho báu được “dựng lên”.

Những ngày gần đây, người dân ở vùng núi Tri Tôn (An Giang) lại xôn xao vì tin đồn có một kho báu chôn đầy ắp vàng mười trong những chiếc bình cổ xuất hiện ở xã Cô Tô (huyện Tri Tôn). Sự việc càng trở nên “đáng tin” hơn khi từ nhiều năm qua, người dân địa phương từng nhiều lần thấy có người lạ tới khu vực này đào bới, tìm kiếm.
Một bản mật đồ được cho là chỉ dẫn kho báu của giới quý tộc Chăm ở Khánh Hòa
Một bản mật đồ được cho là chỉ dẫn kho báu của giới quý tộc Chăm ở Khánh Hòa


Vừa qua, nhiều người còn tìm được cả những hiện vật như chum, lọ, mảnh sành cổ đã bị vỡ mà họ nghi là dùng để chứa vàng. Thậm chí, còn có tin đồn rằng, đã có người tìm thấy được vàng, là một phần của sợi dây xích bằng vàng sau nhiều lần đào bới ở khu vực này. Thế nên, mỗi ngày lại có hàng trăm người ở khắp nơi đổ về đây đào bới, tìm kiếm với mong ước được đổi đời nhờ kho báu. Tuy nhiên, quá khứ đã chứng minh, có nhiều lời đồn kho báu mà những người đi tìm kiếm nó chỉ nhận được những kết cục vô cùng tang thương, có thể là chính mạng sống của bản thân mình sau hành trình theo dấu lông ngỗng chân trời ấy.

Những kẻ phát điên vì đi tìm kho báu

Một trong những kho báu được nhiều người quan tâm nhất, đó là kho báu của vua Hàm Nghi (1872-1943), vị vua thứ 8 của triều Nguyễn với giá trị lên đến 33 tấn vàng, bạc đã được nhiều người đồn đại. Theo nhiều sách chính sử thì việc vua Hàm Nghi, dưới sự phò tá của đại thần Tôn Thất Thuyết đã có một quãng thời gian dài để chuẩn bị cho một kế hoạch lâu dài chống lại thực dân Pháp bằng cách gom quân, tiền vàng rồi đưa lên vùng núi Minh Hóa (Quảng Bình) với mục đích giành lại quyền kiểm soát sau khi kinh thành Huế thất thủ.



Vùng núi Mã Cú, nơi được cho là chôn giấu kho báu vua Hàm Nghi.
Vùng núi Mã Cú, nơi được cho là chôn giấu kho báu vua Hàm Nghi.

Số lượng vàng bạc mà vua Hàm Nghi mang theo đó đã được chôn lại ở chân núi Mã Cú sau khi ông biết rằng quân đội của mình sắp thất thủ trước người Pháp. Sự tồn tại của kho báu vua Hàm Nghi càng có vẻ tin hơn khi vào năm 1954, nhiều người dân tộc ở quanh chân núi Mã Cú đã tìm được nhiều đồ vật màu vàng sau một trận mưa lũ lớn ở khu vực này. Những người dân đó chủ yếu là đồng bào dân tộc, họ không biết đó là vàng quý giá nên gom về, đem cất ở sau nhà. Tuy nhiên, sau khi tin này được lan rộng, các cán bộ địa phương đã vào đây, vận động đồng bào giao nộp tài sản đó, thu được 3,5 ký lô vàng, đem về phục vụ cho kháng chiến.


Với những tình tiết như vậy nên không có gì bất ngờ khi trong thời gian qua, có nhiều người đã đổ về khu vực núi Mã Cú rộng mênh mông để tìm vàng. Điển hình trong số đó là ông Nguyễn Hồng Công quê quán tại Thanh Hóa nhưng sinh sống ở TP.HCM, một người từng là bộ đội biên phòng, công tác ở địa bàn tỉnh Long An nhưng vì quá đam mê kho báu nên xin xuất ngũ, quyết tâm tìm được những tài sản mà vị vua kia để lại.

Hành trang trong tay ông Công là một số trang trong cuốn gia phả của gia đình cùng một tấm bản đồ mà em trai ông, một thủy thủ tàu viễn dương vô tình tìm được trong một lần đi tới vùng thủ đô của An-Giê-Ri (châu Phi), nơi mà trước kia vua Hàm Nghi đã từng bị buộc phải sống và chết ở đó. Xâu chuỗi các sự kiện, ông Công chắc chắn đã có một kho báu ở vùng núi Mã Cú và quyết tâm đi tìm. Ban đầu, cả gia đình và bè bạn đều nhiệt tình ủng hộ tiền bạc, công sức để xin giấy phép chính quyền địa phương được khai thác và tìm kiếm.


Tuy nhiên, vài năm sau, công việc tìm kiếm kho báu giữa rừng núi mênh mông dường như là vô vọng. Những núi đá liền kề núi đá. Những rừng cây san sát rừng cây. Những vuông đất đỏ bạt ngàn với khe suối khiến những người tìm kiếm kho báu gần như mất phương hướng. Thế là, mọi người bỏ về hết và chỉ duy nhất một mình ông Công ở lại tìm kiếm. 


Người tìm kho báu vua Hàm Nghi.
Người tìm kho báu vua Hàm Nghi.

Ông tin rằng, kho báu của vua Hàm Nghi chắc chắn còn tồn tại đâu đây bởi việc nhà vua bị bắt đột ngột khiến kho báu càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, kết cục sau 31 năm đào bới với “thành tích” chỉ là mấy ngàn mét đường công sâu từ 1 - 4 mét khắp các ngóc ngách của núi Mã Cú chứ vàng thì không thấy đâu bởi cách đây ít ngày, người dân địa phương đã phát hiện ông chết gục trong lán trại của mình.

Có thể nói, với cái chết của ông Công, những người có ý định tìm kho báu của vua Hàm Nghi coi như đã hết hy vọng bởi kết cục đã hiển hiện ra trước mắt. Chưa biết thực hư dưới những cánh rừng đại ngàn của sườn núi Trường Sơn ấy có vàng thật hay không nhưng chắc chắn, để tìm được nó là một việc không hề dễ dàng gì, sau mấy trăm năm đã qua đi.

Tuy nhiên, không chỉ ông Công phải nhận một cái kết thê thảm sau khi đi tìm kho báu mà còn nhiều người khác cũng chịu chung cảnh ngộ khi tin vào những dấu vết mơ hồ của tiền nhân để lại cùng với một khối tài sản khổng lồ đó. Một trong số ấy là những người đi tìm kho vàng Hời ở chùa Hoa Tiên, thuộc thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa). Một kho vàng được dự đoán có cả trăm tấn do những vị vua và giới quý tộc trị vì vương quốc Chăm Pa cổ để lại.

Theo lời đồn, kho báu ấy được chôn dưới hai gốc cây cổ thụ có đường kính bằng cả chục vòng tay ôm của những thanh niên. Đêm đêm, nhiều người dân ở quanh khu vực có kho báu còn thấy cả những vòng sáng màu vàng lấp lánh di chuyển bởi đó là oan hồn của những trinh nữ bị chôn sống bên cạnh kho báu để làm thần giữ của chưa siêu thoát được. Mặc dù vậy, nhưng sau nhiều đợt tìm kiếm, đào bới quanh khu vực này, vẫn không ai tìm thấy được kho báu hay bất kỳ một thỏi vàng nào cả.

Nhiều người cho rằng, sở dĩ không ai tìm thấy được kho báu quý giá kia là do những thiếu nữ đồng trinh trấn giữ, luôn làm đảo lộn các hướng của kho báu khiến không ai tìm thấy. Tuy nhiên, chuyện kinh hoàng hơn, theo những người dân quanh vùng còn đồn đại thì hầu hết những ai từng vào chùa Hoa Tiên hay khu vực lân cận để tìm kiếm kho báu sau này đều không có kết cục tốt.

Kẻ thì bị tai nạn giao thông chết, kẻ bị đuối nước chết, kẻ thì bỗng dưng phát bệnh tâm thần hoang tưởng. Nhẹ hơn thì vợ con ly tán, gia đình tán gia bại sản. Vì thế, mặc dù nhiều người chắc chắn ở khu vực đó có kho vàng nhưng hầu như người dân địa phương ít ai dám tới tìm vì sợ phạm phải lời nguyền kho báu của những thiếu nữ đồng trinh đang canh giữ. Vì thế, bao năm qua, kho báu vàng hời của những quý tộc người Chăm ở đây vẫn mãi là một lời nguyền đầy bí ẩn và ma mị với tất cả mọi người.

Ngoài ra, còn rất nhiều kho báu khác với khối lượng tài sản khổng lồ lên đến hàng ngàn tấn vàng cũng như một ma lực vô cùng ma mị đã và đang cuốn hút hàng trăm người tốn công sức, tiền của đeo đuổi. Thực hư chưa biết thế nào nhưng chắc chắn rằng vừa qua có nhiều tổ chức, cá nhân đã tung tin giả là có kho báu ở chỗ này, chỗ kia đề nghị mọi người cùng góp tiền bạc vào để khai thác kho báu, sau khi tìm thấy sẽ được chia theo cổ phần…

Nhiều kho báu được dựng lên để lừa đảo

Thế nhưng, ngoài những kho báu mà dấu tích của nó vô tình được tiết lộ thì hiện nay, có nhiều kẻ đã lợi dụng tâm lý hám vàng bạc châu báu của người dân để tung tin đồn có kho báu nhằm chiếm đoạt tài sản với những chiêu thức hết sức tinh vi và khó lường. Cụ thể, cách đây ít lâu, có một thầy bói quê ở Yên Thành (Nghệ An) đã tung tin đồn là có kho báu ở một địa điểm nào đó.

Vàng, hấp lực của nhiều người.
Vàng, hấp lực của nhiều người.

Để những người khác có thêm lý do để tin, ông thầy bói còn thuê người chôn trước ở vị trí đó những vật dụng cổ xưa như mảnh vỡ sành, mảnh chén bát và mấy đồng tiền xu. Rồi, ông ta lại tiếp tục thuê người khác vô tình đến đó đào bới, phát hiện ra các đồ vật “lạ lùng” rồi cùng nhau đi… xem bói, nghe thầy phán đó là kho báu của người Tàu, có giá trị hàng trăm tỷ đồng, bên dưới toàn vàng bạc châu báu quý giá mà thôi. Một số người vì nhẹ dạ cả tin nên đã tin lời thầy, muốn được thầy chỉ cho đường tới kho báu có giá trị cả trăm tỷ đồng nên phải đưa cho thầy vài trăm triệu đồng để thầy cúng bái, xin phép các chư thần, thổ địa trước khi đào kho báu lên.

Dĩ nhiên, sau khi đào lên thì dưới sâu những tầng đất cũng chỉ là đất. Đem chuyện hỏi lại thầy bói thì ông ta bảo là do thần thánh… chỉ sai chứ bản thân mình… không biết gì. Điều đáng nói là hầu hết những nạn nhân của tay thầy bói này đều được nói rằng, đây là chuyện bí mật, kho báu này chỉ riêng thầy với anh chị biết chứ tuyệt đối không được tiết lộ ra ngoài. Nếu không, thánh thần sẽ đến bắt tội. Chỉ đến khi công an vào cuộc điều tra vì có nhiều đơn tố cáo thì gã thầy bói kia mới cúi đầu nhận tội, khai nhận hành vi cố tình tung tin kho báu giả nhằm chiếm đoạt tài sản của những người khác trong vùng.

Vụ tung tin kho báu giả để lừa đảo tinh vi nhất phải kể đến một tổ chức có tên Hoa Mai Hội - do Nguyễn Thành Chơn ngụ tại quận 6 (TP.HCM) cầm đầu - xảy ra cách đây ít ngày. Theo kịch bản, Chơn tung tin đồn mình đang nắm giữ bí mật một kho báu có trị giá lên tới hàng trăm triệu đô la. Kho báu này lại không nằm ở đất liền mà nằm trên một hòn đảo xa xôi ở vùng biển Kiên Giang.

Thế nên, ai muốn được khai thác kho báu này thì phải nộp một khoản tiền “nho nhỏ” gọi là phí đi “bôi trơn” nhằm xin phép các cơ quan chức năng để khai thác. Không những thế, sau khi khai thác được kho báu này, tiền phải nộp về lại cho… Nhà nước nhằm mục đích an sinh xã hội và người tìm kho báu chỉ được hưởng 1% trong số đó mà thôi. Mặc dù chỉ là 1% nhưng với trị giá của kho báu, nó cũng lên tới hàng tỷ đô-la. Thế nên, vì hám lợi mà nhiều tổ chức, cá nhân đã bị mắc lừa âm mưu của Chơn và đồng bọn.

Trong đó, có cả một nhà sư ở Mỹ Tho (Tiền Giang) đã phát điên vì tin lời Chơn, góp số tiền hơn 3 tỷ đồng để… đóng ghe thuyền ra đảo chở tiền về đất liền. Vì đây là số tiền của các Phật tử trong chùa gom góp lại nhằm mục đích từ thiện nên khi biết mình bị lừa, mất hết số tiền đó, vị hòa thượng kia bỗng dưng…điên loạn, phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Rồi một cặp vợ chồng già ở TP.HCM cũng vì tin lời đường mật của Chơn và đồng bọn nên đã bán cả nhà để gom góp tiền cùng nhau tìm kho báu với mộng ước được sở hữu số tiền hàng ngàn tỷ đồng.

Tất nhiên, tất cả đều vỡ mộng bởi sự thực, kho báu là một thứ cực kỳ hiếm có ở trên đời này, nếu không muốn nói là hoang tưởng. Ngay cả trên thế giới, hầu như chưa ai tìm được kho báu mà có tài liệu công bố cả. Hoặc giả nếu có thì đó cũng chỉ là những kho báu ít giá trị như kho báu tiền xu (bằng đồng) hay kho báu đồ cổ bằng gốm, đất nung… chứ kho báu vàng, bạc hay kim cương thì tuyệt nhiên chưa có.

Vẫn biết, trong thế giới tự nhiên luôn tồn tại những điều bí ẩn lạ lùng và hấp dẫn bởi những tiền nhân của chúng ta nhiều khi đã để lại cho hậu thế những gia tài to lớn với nhiều mục đích khác nhau. Thế nên, việc tìm kiếm và sở hữu nó là niềm ao ước không của riêng ai. Tuy nhiên, cũng cần phải có một chút thực tế khi xem xét những chứng cứ hay dấu tích về kho báu qua những tài liệu từ xa xưa để lại nhưng phải thực sự tỉnh táo để tránh những kết cục không hay, kể cả bị lừa đảo…


Khai thác kho báu thuộc quyền sở hữu của ai?Luật sư Nguyễn Văn Trường - trưởng Văn phòng luật sư Trường thuộc đoàn luật sư TP.HCM:

Thực tế “kho báu” là danh từ không có trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo cách hiểu thông thường, "kho báu, đó là nơi cất giấu những vật có giá trị như: kim cương, vàng, bạc, đá quý, kim loại, tiền, cổ vật, tranh ảnh có giá trị,.. Hệ thống pháp luật về tài nguyên của nước ta như Luật khoáng sản, Luật tài nguyên môi trường, Luật tài nguyên nước … quy định một nguyên tắc: tài nguyên thuộc sự quản lý, sử dụng, khai khác của nhà nước. Ví dụ: Khoản 2, Điều 17 Luật khoáng sản quy định: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản. Trên thực tế, Nhà nước ta cũng quản lý những địa điểm được cho là có các kim loại quý như: vàng, đồng, than… và những người khai thác "kho báu" khi không phép được cho là vi phạm pháp luật.

Tất cả mọi công dân khi tình cờ phát hiện cái gọi là “kho báu” theo cách hiểu vừa nêu ở trên, thì phải trình báo với các cơ quan chức năng. Bản thân người tình cờ phát hiện và trình báo sẽ được Nhà nước khen thưởng theo quy định hiện hành. Nếu ai đó, khi phát hiện "kho báu" mà tự ý khai thác, cất giấu, sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia cho gia đình, cá nhân mình là không đúng, là vi phạm pháp luật. Nghiêm trọng hơn khi có người lại tung tin thất thiệt về “kho báu” nhằm mục đích lừa đảo người khác, gây rối loạn trật tự xã hội… những hành vi như vậy cần bị ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Hoàng Hoàng - Duy Đàm




Theo Báo Dân việt
» chi tiết...

NGHI CSGT RƯỢT ĐUỔI GÂY TAI NẠN, DÂN BAO VAY ĐỐT XE

Người đăng: Unknown


Cho rằng CSGT truy đuổi khiến người vi phạm ngã xuống cống, lại còn ra tay đánh nạn nhân bất tỉnh, hàng trăm người dân ở xã Gia An, huyện Tánh Linh, Bình Thuận đã bao vây các chiến sĩ CSGT, bắt giữ trung úy Nguyễn Ngọc Tuấn, đốt cháy xe máy và giữ xe bán tải BKS 86B 0214 của nhóm CSGT.
Ông Đinh Văn Lê (thôn 5, xã Gia An, Tánh Linh) người tự nhận chứng kiến toàn bộ sự việc cho biết: Vào lúc 19 giờ 30 ngày 14-11, hai CSGT trên xe Exciter biển số 86B7.0007 đuổi theo anh Hồ Ngọc Khoa (SN 1993, trú thôn 7, xã Gia An, huyện Tánh Linh) chở theo 2 bạn gái, cả 3 đều không đội mũ bảo hiểm. Đến ngã tư thôn 5, xã Gia An thì Khoa ngã xe xuống cống nước và bị 2 CSGT lao vào dùng cùi chỏ, dùi cui (cao su) đánh đập.

Bức xúc trước hành động đó, ông Lê đã lao vô can ngăn thì bị một CSGT ngăn lại.  Ông vội truy hô. Hàng trăm người dân thôn 5 và vùng lân cận đã kéo đến bao vây 2 CSGT. Sau đó 1 CSGT điều khiển xe Exciter mang BKS 86B7.0007  và 3 CSGT nữa trên xe bán tải BKS 86B 0214 chở trên thùng xe 2 chiếc xe đã bắt của người vi phạm trước đó, chạy tới.

Thấy người dân bức xúc vây quanh nên tất cả CSGT đã bỏ toàn bộ xe ở lại thoát thân. Chỉ có 1 CSGT tên Tuấn chạy vào nhà ông Nam (cách chỗ xảy ra sự việc 200m). Tuấn bị ông Nam cùng người dân bắt giữ, bắt viết biên bản về việc truy đuổi gây té xe và đánh đập người vi phạm giao thông. Anh Tuấn không viết nên bị người dân giữ tầm 15 phút thì được ông Hồ Văn Thành (bí thư xã) cùng công an xã đến giải cứu.

Hồ Ngọc Khoa nằm bất tỉnh dưới mương nước sau đó đã được người dân đưa đến trạm xá xã Gia An, sau đó đã chuyển lên bệnh viện huyện Tánh Linh trong đêm. Chiếc xe do Khoa điều khiển bị người dân đưa đi mất.

Hàng trăm người dân bức xúc trước hành động đánh người của 2 CSGT nên đã đốt chiếc xe máy mang BKS 86B7.0001 là chiếc xe CSGT dùng đuổi theo Khoa. Tiếp đó còn dùng đá, gậy gộc, cây tre dài đập vỡ cửa kính xe tải BKS 86B 0214.

Lúc 9 sáng 15-11, khi chúng tôi tới hiện trường thì có rất đông người dân đang tụ tập. Ai cũng bức xúc và tố cáo CSGT  đánh người. Họ còn cho biết đã túc trực canh giữ từ đêm qua tới giờ để ngăn không cho công an giải tỏa hiện trường. Đến gần 9 giờ, lực lượng công an mới khám nghiệm xong hiện trường và đưa các tang vật về trụ sở công an huyện Tánh Linh.

Xe tải của CSGT bị người dân giữ lại
 

Đến 9 giờ 30 phút cùng ngày, tại bệnh viện huyện Tánh Linh, nạn nhân Hồ Ngọc Khoa nằm điều trị ở khoa ngoại, đã tỉnh lại nhưng không chịu nói năng, ăn uống.

Ông Hồ Ngọc Trung (bố Khoa) cho biết: “Nghe người ta báo con bị CSGT đánh bất tỉnh, tôi chạy vội lên đây. Từ lúc nhập viện tới giờ nó vẫn chưa tỉnh hẳn. Các bác sĩ chỉ xét nghiệm máu, chuyền nước rồi để nó nằm như thế từ tối tới giờ”.

Hồ Ngọc Khoa tại bệnh viện

Làm việc với báo chí, Bác sĩ Hồ Phi Long, GĐ bệnh viện huyện Tánh Linh nói: “Tôi chưa nắm thông tin về bệnh nhân này. Nếu muốn có câu trả lời đầy đủ thì cơ quan báo chí phải có văn bản yêu cầu”.

Ông Hồ Văn Thành, bí thư xã Gia An, người trực tiếp giải cứu CSGT bị người dân bắt giữ cho biết: “Nhận được tin báo, tôi đã xuống hiện trường ổn định tình hình, trấn tĩnh bà con và bảo vệ Tuấn (CSGT bị người dân giữ) trước sự quá khích của người dân. Sau đó tôi đã gọi điện báo cáo cho lãnh đạo, công an huyện, xã đến ổn định, vận động bà con để tránh dẫn đến tình hình xấu”.

Ông Phan Minh Tuấn, phó công an xã nói: “9 giờ tối tôi nhận được tin báo có vụ chống đối người thi hành công vụ nên chạy xuống hiện trường. Tới nơi thấy Hồ Ngọc Khoa nằm bất động dưới mương, tay bị xước một vệt. Người dân không cho đưa Khoa đi cấp cứu nên tôi đã lao vào bế Khoa chở đi trạm xá cấp cứu. Sau đó cùng anh Thành (bí thư xã) tới lôi Tuấn (CSGT bị giữ) chở về UBND xã. Sau đó tôi lấy bóng đèn và dây điện quay lại hiện trường để thắp sáng thì người dân không cho cắm điện. Khi quay ra ngoài thì thấy lửa bùng lên và xe BKS 86B7.0001 của CSGT nằm dưới mương đã bị người dân đốt cháy. Tôi vội chạy ra lấy bình xịt dập lửa nhưng không kịp, chiếc xe bị cháy trơ khung nằm dưới mương".

Ảnh người dân tụ tập bên chiếc xe bị đốt cháy

Cũng trong sáng 15-11, một đoàn do trưởng ban dân vận tỉnh ủy dẫn đầu, cùng BCHQS  huyện, các ban ngành đoàn thể địa phương đã tới hiện trường để đối thoại, nắm bắt tình hình và vận động người dân yên tâm, giữ trật tự, tránh xảy ra tình trạng quá kích.

Đoàn do trưởng ban dân vận tỉnh ủy dẫn đầu, cùng BCHQS  huyện, các ban ngành đoàn thể địa phương đã tới hiện trường để đối thoại, nắm bắt tình hình và vận động người dân yên tâm, giữ trật tự,

Làm việc với báo chí chiều 15-11, Ông Nguyễn Văn Loan, trưởng công an huyện Tánh Linh cho biết: “ Nhóm công an liên quân tuần tra gồm 8 người do trung tá Cao Xuân Thanh  làm tổ trưởng tuần tra cung đường Đức Tiến – Gia An. Lúc đang tiến hành xử lí một số người vi phạm luật giao thông thì phát hiện 1 xe do 1 thanh niên điều khiển chở theo 2 cô gái, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm. Khi tổ tuần tra ra hiệu lệnh dừng xe nhưng đối tượng không chấp hành nên tổ trưởng đã báo cho các tổ viên đang tuần tra trên trục đường ĐT 720 hướng Gia An – Vũ Hòa (Đức Linh) bám theo.

Đối tượng bỏ chạy lòng vòng qua các trong các trục đường ở thôn 5, xã Gia An. Tới ngã tư thôn 5 thì đối tượng bị ngã xuống cống nước. 2 cô gái đi cùng đứng dậy trước, Khoa đứng lên sau nhưng khi thấy CSGT đến lại giả bộ nằm xuống. Khi yêu cầu đứng lên thì Khoa không chịu, cứ nằm im dưới cống.
Lúc bấy giờ, Đinh Văn Lê (nhà cách đó 200 mét) đi ngang qua, hô lên cảnh sát đánh người, thế là người dân xung quanh túa ra bao vây hành hung các chiến sĩ. Trước sự quá khích và đông đảo của người dân các chiến sĩ đã rút lui, Trung tá Nguyễn Ngọc Tuấn bị một người dân tên Nam nhà cạnh đó lôi vào nhà bắt viết và ký vào biên bản là có đánh người vi phạm. ông Tuấn kiên quyết không ký, rất may sau đó cán bộ xã, công an đã đến giải cứu và đưa các chiến sĩ thuộc đội CSGT về UBND xã.
Cũng theo ông Loan, lúc xảy ra vụ việc, ở gần đó có một đám thanh niên đang nhậu, một số thanh niên quá khích đã lấy đá ném bể kính trước và sau của xe tải BKS 86B.0214, lấy cây chặn xe. Sau đó khoảng 20 phút thì đốt một chiếc xe Exciter của CSGT (trị giá 49 triệu).

Hiện công an huyện đang tiến hành điều tra, sàng lọc các đối tượng chống người thi hành công vụ. Khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo cũng đã làm việc với các cảnh sát  thuộc tổ CSGT làm nhiệm vụ hôm đó và chưa phát hiện sai sót.

Ông Loan cũng chia sẻ thêm, về phía nạn nhân Hồ Ngọc Khoa thì bác sĩ ở trạm y tế xã nhận định không có thương tích gì đáng kể, lúc cấp cứu ở trạm y tế thì phát hiện nồng độ cồn rất cao. Việc chuyển lên bệnh viện huyện để điều trị là do gia đình yêu cầu đưa đi.

Ông còn nhấn mạnh: “Đối tượng Đinh Văn Lê trước đây có một người cháu tử nạn do tai nạn giao thông. Do nghi ngờ CSGT gây nên cái chết này nên ông làm đơn khiếu kiện khắp nơi, mặc dù đã được trả lời đầy đủ. Ông rất ghét CSGT, tối hôm qua ông có tham gia đánh CSGT nhưng các chiến sĩ né được”.

Bạch Long

Theo Báo người lao động


» chi tiết...

GIỐNG THANH LONG RUỘT TÍM HỒNG CÓ GIÁ 2 TỶ

Người đăng: Unknown


Ngày 12/9, công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận) đã mua bản quyền giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 của Viện Cây ăn quả miền Nam, với giá 2 tỷ đồng.

thanh long.thanh long 2 tỷ,Bình Thuận,Viện Cây ăn quả Miền nam

Đây là lần đầu tiên một giống cây trồng do các nhà khoa học VN lai tạo được thương mại hóa và xác lập bản quyền.

Ông Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cho biết trước đây do không được bảo vệ nên giống thanh long ruột đỏ của viện nghiên cứu làm ra không thu về được đồng nào, lại còn bị các nước vô tư lấy giống. “Việc bán được giống đánh dấu sự thay đổi về ý thức của mọi người về bản quyền giống, đồng thời sẽ tạo được thương hiệu cây ăn trái VN trên trường quốc tế” - ông Châu nói.

Cũng theo ông Châu, sắp tới viện sẽ cùng với các nhà khoa học New Zealand hợp tác lai tạo giống thanh long ruột vàng.



Theo Tuổi trẻ
 
» chi tiết...

ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG THANH NIÊN XUNG PHONG

Người đăng: Unknown
Bà Võ Thị Hoàng (tỉnh Bình Thuận), sinh năm 1955, đã từng tham gia thanh niên xung phong (7/1972-9/1974), sau đó được cử đi học. Từ tháng 11/1978 đến năm 1990 là công chức nhà nước, sau nghỉ hưởng chế độ trợ cấp 1 lần do tinh giản biên chế. Vậy, bà Hoàng có được hưởng chế độ đối với thanh niên xung phong không?

Về vấn đề này, ông Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên - Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định số 40/20011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, nếu trong Quyết định nghỉ hưởng chế độ trợ cấp một lần năm 1990 của bà Hoàng không quy định bà Hoàng thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì bà Hoàng thuộc diện được hưởng chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Đề nghị bà Hoàng kiểm tra lại Quyết định nghỉ hưởng chế độ trợ cấp một lần năm 1990 của mình để đề nghị với các cấp có thẩm quyền xét duyệt chế độ thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 08/2012/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 nêu trên.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân

Theo Báo điện tử Chính phủ
» chi tiết...

DU KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN BÌNH THUẬN TĂNG

Người đăng: Unknown
Bà Võ Hoàng Tuyết Linh - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) Bình Thuận cho biết trong 9 tháng đầu năm nay, có gần 300.000 lượt khách quốc tế đến Bình Thuận (chủ yếu là Mũi Né), trong đó khách Nga vẫn nhiều nhất với 31,4%. Đáng chú ý là lâu nay lượng khách quốc tế đến Bình Thuận chủ yếu là khách châu Âu thì năm nay, du khách Trung Quốc đến đã tăng cao, chiếm đến 10,3% tổng lượng khách quốc tế, các nguồn khách gồm Đức (7,4 %), Hàn Quốc (5,6%), Pháp (4,3%).
Du khách Trung Quốc đến Bình Thuận tăng
Trong khi đó, lượng du khách Nga nghỉ dưỡng tại Ninh Chữ, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) cũng tăng cao - Ảnh: Thiện Nhân
TS Nguyễn Văn Lưu (Bộ VH-TT-DL) nhận định ngành du lịch Bình Thuận cần đầu tư có những sản phẩm du lịch phù hợp để khai thác tốt nguồn khách đến từ Trung Quốc đồng thời giữ chân nguồn khách truyền thống từ châu Âu. 

Theo ông Trần Việt Hà, Giám đốc Pôsainư resort, nguồn khách Trung Quốc đã bổ sung tốt cho du lịch Bình Thuận do vào mùa này rất vắng khách đến từ châu Âu. Du khách Trung Quốc có thời gian lưu trú trung bình chỉ 3 - 4 ngày nhưng theo nhiều quản lý resort tại đây thì họ chi tiêu khá cao.

Một diễn biến khả quan nữa là lượng du khách Nga đến Ninh Thuận cũng tăng cao. Từ đầu năm đến nay, đã có 72.300 lượt khách Nga đến Ninh Thuận, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Hiện ngành du lịch đang chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để đón “làn sóng” du khách Nga đến nghỉ đông vào cuối năm. Dự kiến sẽ thu hút hơn 30.000 lượt khách Nga đến Ninh Thuận trong dịp nghỉ đông. Thời gian nghỉ dưỡng của khách Nga tại Ninh Thuận trung bình là khoảng 14 ngày. 

Quế Hà - Thiện Nhân

Theo Báo Thanh niên
» chi tiết...

NHÂN CHỨNG CŨNG BỊ ÉP CUNG

Người đăng: Unknown
Vô tình rơi vào tình thế làm nhân chứng trong vụ án giết người, Hoàng Thị Thùy Dung, 20 tuổi, đã bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận bắt khai đi khai lại cho khớp hồ sơ. Thùy Dung bị hoảng loạn đến nỗi bỏ trốn.
 
Mặt trước và mặt sau giấy triệu tập nhân chứng của Công an tỉnh Bình Thuận - Ảnh: H.Đ.

Vụ án được tóm tắt như sau: Phạm Văn Lý (thường gọi là Bi, 18 tuổi, trú tại thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh) đột nhập nhà bác sĩ Mai Thị Thanh T. (trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận) khoảng 21g ngày 6-4-2012 để trộm cắp. Lý bị bà T. phát hiện nên lấy đá đánh vào thái dương của nạn nhân. Tiếp đó, Lý dùng tay kẹp cổ và kéo lê bà T. xuống nhà bếp rồi dùng dao, kéo đâm, chém 52 nhát khắp cơ thể khiến nạn nhân chết tại chỗ. Lý lấy hai điện thoại di động trị giá 3.080.000 đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Thùy Dung khai bị cáo Phạm Văn Lý có gọi điện thoại cho cô để kể về việc Lý giết người vì được thuê với giá 100 triệu đồng. Tuy nhiên, Lý khẳng định không nói điều đó với Dung. Tòa xử phúc thẩm do đại diện của nạn nhân có đơn kháng cáo. Tại phiên tòa này, Phạm Văn Lý cũng chỉ khai nhận mục đích giết bà T. là để không bị nhận diện, hoàn toàn không có người nào thuê mướn. Hội đồng xét xử tuyên phạt Phạm Văn Lý y án 18 năm tù về tội giết người, 2 năm tù về tội cướp tài sản; tổng hợp hình phạt là 18 năm tù giam do Lý phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi.

“Tôi có phải là tội phạm đâu?”

Công an làm không đúng pháp luật
Tòa phúc thẩm đã không chấp nhận đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm, như vậy bản án đã có hiệu lực pháp luật. Cơ quan điều tra chỉ được tiếp tục triệu tập nhân chứng là cô Hoàng Thị Thùy Dung để lấy lời khai trong trường hợp có bản án giám đốc thẩm hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại (điều 285 Bộ luật tố tụng hình sự). Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng không đủ căn cứ để khởi tố thành một vụ án khác, để điều tra về một tội khác nên việc cơ quan điều tra tiếp tục yêu cầu/triệu tập Thùy Dung lên lấy lời khai là không có cơ sở, không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Nỗi hoảng hốt vẫn còn hiện trên gương mặt của Hoàng Thị Thùy Dung khi kể với PV Tuổi Trẻ về lý do phải bỏ trốn khỏi địa phương: “Tôi làm ở tiệm gội đầu, Lý có đến đây cắt tóc một vài lần nên biết nhau. Khi xảy ra vụ việc giết người, Lý gọi điện thoại cho tôi và nói lỡ giết người rồi do một ông kia thuê với 100 triệu đồng. Sau này cơ quan điều tra căn cứ vào những cuộc gọi của Lý mà mời tôi lên làm việc”.
Nước mắt ngắn dài, Thùy Dung kể: “Tôi không phải là tội phạm, vậy tại sao tôi lại bị triệu tập thế này? Thậm chí khi ông ngoại tôi mất, gia đình lo việc tang ma vừa xong thì các chú công an lại yêu cầu đến làm việc. Tôi nói tôi rất mệt và mong muốn được từ chối nhưng các chú không chịu”.
Chìa ra tờ giấy triệu tập lần thứ ba do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận gửi đến, Thùy Dung bảo: “Tôi đọc những điều được in phía sau giấy triệu tập mà thấy mình không khác gì tội phạm. Khi tôi đến, các chú nói tôi đã khai sai trước tòa nên bây giờ phải viết lại thừa nhận mình sai, thậm chí các chú còn nói tôi phải xin lỗi trước nhân dân. Tôi bị triệu tập nhiều lần khiến tinh thần khủng hoảng, không đi làm để lo cho gia đình được” - Thùy Dung kể.
Thùy Dung cho biết do vẫn giữ lời khai rằng Lý đã nói với cô có người thuê Lý giết người, nên điều tra viên yêu cầu cô phải viết lại lời khai trước cơ quan điều tra là đã khai man: “Các chú đọc luật cho tôi nghe và bảo tôi nói một đằng, Lý nói một nẻo nên tôi phải khai lại, nếu không thì tôi vi phạm pháp luật và có thể bị đi tù đến 7 năm. Tôi sợ quá, lại chả có bằng chứng gì chứng minh mình nói đúng ngoài cách giữ nguyên những gì mình đã nói. Nhưng nhiều ngày cứ lên lên xuống xuống, viết đi viết lại, khai đi khai lại như thế nên tôi rất hoảng hốt, chỉ muốn sớm được về nhà chăm mẹ nên đã viết theo ý mấy chú” - Dung cho biết.

Vẫn phải mời Dung lên đối chất

Trao đổi về vấn đề của nhân chứng Hoàng Thị Thùy Dung, ông Nguyễn Đắc Minh, trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bình Thuận, cho rằng: “Mặc dù phiên tòa phúc thẩm của vụ án đó khép lại nhưng đã để lại một hậu quả phức tạp bởi vì ngay từ ban đầu khi anh em điều tra hỏi, cô Dung không khai về việc có nhận cuộc điện thoại của Lý nói có người thuê bị cáo 100 triệu đồng để bị cáo giết bác sĩ T.. Nhưng khi ra phiên tòa sơ thẩm thì Dung lại khai chi tiết này. Sau đó cơ quan điều tra vẫn điều tra lại, nhưng khổ một điều là mỗi người khai một kiểu. Lời khai của Thùy Dung có tình tiết không đúng. Cô ấy bảo có nhắn tin cho Lý nhưng chúng tôi kiểm tra lại trên tổng đài thì không có tin nhắn như vậy”. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về văn bản cho thấy trên tổng đài không có tin nhắn thì ông Minh nói không thể cho xem văn bản đó với lý do sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà mạng.
Ông Minh nói rằng: “Chúng tôi đã vận động gia đình nhân chứng rồi. Bây giờ cô Dung phải giúp cơ quan điều tra phá án chứ. Về lý mà nói, vụ án đã khép lại thì mình không có vấn đề gì cần suy nghĩ nữa, nhưng rõ ràng vụ án này đã để lại hậu quả. Gia đình nạn nhân, quần chúng nhân dân nghĩ cơ quan điều tra bỏ lọt tội phạm. Vậy nên bây giờ nếu không bắt đầu điều tra tiếp từ Dung thì điều tra từ đâu bây giờ?”.

Về chuyện cô Dung nói điều tra viên dọa dẫm, ép buộc nhân chứng, ông Minh phủ nhận và khẳng định: “Chúng tôi không bắt Dung nên cô ấy hoàn toàn không cần phải bỏ trốn. Nếu như cô ấy đàng hoàng, gặp chúng tôi, chúng tôi sẽ cho người gặp làm việc với cô ấy đàng hoàng. Còn nếu như cô ấy không chủ động thì chúng tôi phải mời cô ấy lên làm việc chứ chúng tôi không có thời gian chạy theo cô ấy. Dung có quyền bảo lưu lời khai ở phiên tòa sơ thẩm nhưng cô ấy vẫn phải hợp tác ở nhiều vấn đề. Nếu lãnh đạo, cơ quan điều tra làm sai điều gì cô ấy có quyền phản đối”.

Về việc cơ quan điều tra muốn đưa cô Dung ra xin lỗi trước công chúng, ông Minh lý giải là nhằm tăng niềm tin của công chúng vào kết luận của vụ án. Đồng thời, ông Minh khẳng định chắc chắn khi có tình tiết mới liên quan đến vụ án buộc cơ quan điều tra vẫn phải mời Dung lên đối chất. Còn mời bao nhiêu lần nữa thì ông Minh nói: “Tôi không biết. Bởi để giải đáp một thắc mắc rất khó, không phải một bữa hai bữa là ra”.

HOÀNG ĐIỆP - BẢO HÀ

Theo tuoitreonline
» chi tiết...

CÔ GÁI NÙNG XINH ĐẸP VÀ ƯỚC MƠ CÔNG CHỨC

Người đăng: Unknown
Vừa tốt nghiệp Khoa kinh tế đối ngoại (Đại học Ngoại thương - Hà Nội), hiện Vũ Phượng Uyên, cô gái dân tộc Nùng, sinh năm 1991, đã tìm được nơi để tiếp tục ước mơ "trở thành một người con dân tộc có nhiều cống hiến cho đồng bào dân tộc" của mình... 

Xinh đẹp, sắc sảo, Phượng Uyên chinh phục người đối diện ngay từ phút đầu tiên tiếp xúc. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở Lạng Sơn, 12 năm học phổ thông, Phượng Uyên đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

"Bố mẹ em đều là những học sinh giỏi của ngôi trường cấp III, nơi em theo học. Mẹ em đã từng đoạt giải nhất quốc gia môn Văn hồi lớp 5 và được sang Đức tham dự trại hè", Uyên tâm sự. Học giỏi, nhưng do nhà quá nghèo, nên dù thi đỗ vào trường Đại học Dược, mẹ Phượng Uyên đã phải nghỉ học giữa chừng.

“Mẹ luôn là tấm gương để em phấn đấu noi theo. Mẹ cũng là người định hướng và đưa ra những lời khuyên bổ ích rằng nên học tập như thế nào, nên phấn đấu như thế nào thì sẽ tốt… Và những lời khuyên của mẹ thực sự rất có ích cho em”, Uyên rưng rưng chia sẻ.
 
Phượng Uyên ước mơ “trở thành công chức nhà nước”.
Phượng Uyên ước mơ “trở thành công chức nhà nước”.

Học cấp III tại trường chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn), ba năm liền Uyên là học sinh giỏi của lớp chuyên Anh, được nhận học bổng của nhà trường. Trong thời gian học cấp III, Phượng Uyên còn là Bí thư gương mẫu của lớp, từng được Thành đoàn Lạng Sơn khen thưởng vì tích cực tham gia công tác Đoàn.

Năm 2009, Uyên thi đại học và cùng lúc thi đỗ vào hai trường đại học: ĐH Kinh tế - ĐHQG HN và khoa Kinh tế đối ngoại - ĐH Ngoại thương. Phượng Uyên quyết định chọn học trường ĐH Ngoại thương theo đúng ước mơ và nguyện vọng đã nung nấu từ lâu của mình.

Sau khi vào trường đại học, Phượng Uyên tiếp tục đảm nhận vai trò Bí thư lớp và 4 năm liền Phương Uyên là cán bộ đoàn hoạt động năng nổ, nhiệt tình tham gia công tác của đoàn trường và của lớp Anh 16 - K48.

Tâm sự về những khó khăn ngày đầu xuống Hà Nội học đại học, Phượng Uyên chia sẻ: “Thời gian đầu xa nhà em hay tủi thân lắm, ở nhà việc gì cũng có bố mẹ ở bên giúp đỡ, chỉ bảo. Khi xuống đây em phải tự mình làm tất cả mọi việc, phải học cách sống tự lập. Em học cả việc sửa điện để lỡ có vấn đề gì em có thể tự làm được mà không cần phải nhờ đến người khác”.

Năm 2012 và 2013 Uyên được nhận học bổng của trường ĐH Ngoại thương dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, với điểm phẩy hai năm là 8,9 và 9,6.

Không chỉ dừng lại ở đó, với những nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập và trong hoạt động đoàn thể, năm thứ ba ĐH, Phượng Uyên đã được kết nạp Đảng. Phượng Uyên chia sẻ, việc được đứng trong hàng ngũ của Đảng là điều rất vinh dự và có ý nghĩa với bản thân Uyên, vì nhờ đó em có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, vốn sống của những người đi trước.

Uyên tâm sự, vì xác định mục tiêu của mình ngay từ đầu nên trong thời gian học ở trường, nhiều bạn bè tìm những công việc để làm thêm, tích lũy kinh nghiệm sống, thì Uyên vẫn dành toàn bộ thời gian của mình cho việc học tập. Những nỗ lực ấy của Phượng Uyên phần nào được đền bù xứng đáng khi kết quả tốt nghiệp đại học của Uyên xếp thứ 7 toàn trường.

Khác với nhiều bạn bè cùng trường lớp, muốn làm việc tại các tập đoàn lớn hoặc các công ty tư nhân với mức lương “cơ bản” sau khi ra trường, về phần mình, Uyên cho biết: “Em muốn làm việc tại một cơ quan nhà nước, em muốn đóng góp vốn tri thức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mơ ước và nguyện vọng của cá nhân em và của bố mẹ đã được hoàn thành”.

Hiện tại, Phượng Uyên mới nộp hồ sơ và chờ thi công chức vào một cơ quan nhà nước tại Hà Nội, trong thời gian chờ đợi này, Uyên tranh thủ dạy thêm lớp TOEFL tại một trung tâm tiếng Anh. Uyên tâm sự “Việc dạy học giúp em trao dồi thêm kiến thức để phục vụ cho công việc của em sau này”.

Theo Tin tức
» chi tiết...

QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN 2 PHÓ THỦ TƯỚNG MỚI.

Người đăng: Unknown
Với số phiếu tán thành cao, hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh đã trở thành các phó thủ tướng mới trong Chính phủ kể từ sáng nay.

Theo kết quả được Trưởng ban kiểm phiếu Nguyễn Quốc Cường công bố, trong số 471 đại biểu có mặt, ông Vũ Đức Đam nhận được 421 phiếu đồng ý (tương ứng 84% của tổng số 498 đại biểu), 48 phiếu không đồng ý. Ông Phạm Bình Minh được 427 phiếu đồng ý (tương ứng 86%) và 42 phiếu không đồng ý.

Nghị quyết phê chuẩn kết quả này được thông qua sau đó ít phút. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng hai tân Phó thủ tướng và tin tưởng rằng hai ông sẽ tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng cao của Quốc hội.

Hai tân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Ảnh: Nguyễn Hưng - Nhật Minh.
Thủ tục miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ với ông Vũ Đức Đam được tiến hành sau đó cũng với hình thức bỏ phiếu kín. Trong thời gian chờ ban kiểm phiếu làm việc, tờ trình và thẩm tra dự án Luật phá sản (sửa đổi) lần lượt được Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình và Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày.

Với kết quả này, ông Vũ Đức Đam, sinh năm 1963, trở thành Phó thủ tướng trẻ nhất trong số 5 cấp phó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Từ nay, ông Đam là Phó thủ tướng phụ trách khối văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo.

Còn ông Phạm Bình Minh, sinh năm 1959, là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo khối công tác đối ngoại. Ông Minh giữ hai cương vị mà người tiền nhiệm là ông Phạm Gia Khiêm từng đảm nhiệm.

Nguyễn Hưng

Theo vnexpress

 

» chi tiết...

HÔM NAY TỔNG THỐNG PUTIN THĂM VIỆT NAM

Người đăng: Unknown



 Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

lanhdaohainuoc-1349877685-480x-1864-3425

Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp bên lề Hội nghị APEC 2012 tại Nga. 
Ảnh: Xinhua
  
Tổng thống Putin sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang và chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai nước. Ông cũng sẽ tham dự lễ khai mạc Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam 2013.

Đây là lần thứ ba ông Putin sang thăm Việt Nam trên cương vị tổng thống Nga. Trước đây, nhà lãnh đạo 61 tuổi từng đến Việt Nam vào các năm 2001 và 2006. Việt Nam là nước thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) mà ông đến thăm trong nhiệm kỳ mới này. 

Chuyến thăm lần này của ông Putin thể hiện mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam mà hai nước đạt được năm ngoái.

Các ưu tiên cụ thể trong chuyến thăn là kiểm điểm danh mục ưu tiên hợp tác 2013 và đề ra hợp tác 2014; thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam với liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan. Nga và Việt Nam sẽ tìm cách thúc đẩy dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; xúc tiến thành lập trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân; đẩy mạnh thành lập các liên doanh để  khai thác dầu khí tại Nga và Việt Nam.

Hai nước cũng sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Hôm 7/11, lễ bàn giao kỹ thuật tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên cho hải quân Việt Nam đã diễn ra tại Nga. Chiếc tàu có tên Hà Nội sẽ về tới Việt Nam vào đầu năm sau.

Về khoa học giáo dục, dự kiến hai bên sẽ thảo luận về việc xây dựng đại học nhân văn Nga - Việt ở nước Nga; về hướng sử dụng khai thác hệ thống định vị toàn cầu Glonass.  

Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3,7 tỷ USD và 8 tháng đầu năm nay đạt 1,88 tỷ USD. Nga hiện đứng thứ 18/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hai nước đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2020.

Nga và Việt Nam vẫn duy trì hoạt động hiệu quả cơ chế Đối thoại chiến lược Ngoại giao - Quốc phòng - An ninh thường niên, tham vấn chính trị định kỳ giữa hai Bộ Ngoại giao, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Việt Nam và Nga đã nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 7/2012, trong chuyến thăm Moscow của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Trước khi đến thăm một ngày, ông Putin có bài viết đăng trên các báo của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị vững vàng vượt qua nhiều thử thách giữa hai nước. Đó là "quan hệ tôn trọng lẫn nhau, là truyền thống tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau. Là biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác không khi nào phản bội", tổng thống Nga viết.

Anh Ngọc



Theo vnexpress
» chi tiết...

TÔI RẤT TỰ HÀO "VỀ LÀM GIÀO Ở TRƯỜNG SA"

Người đăng: Unknown




“Nó không phải là “đứa con tinh thần” của những nhà báo học hành bài bản. Nó được ra đời từ 2 ông thợ và 1 ông công nhân (Tôi, Hưng Phúc, Hữu Tường)”. “Sự thật” thú vị ấy đã được Nhà báo Chung Hưng, Phó Trưởng phòng Thời sự, Đài Phát thanh Truyền hình Bình Thuận, tại cuộc trò chuyện với báo Nhà báo và Công luận xung quanh tác phẩm “Làm giàu ở Trường Sa”. Tác phẩm mà anh, cùng nhóm tác giả Hưng Phúc, Hữu Tường, Quang Vinh thực hiện và vừa đạt giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII, năm 2012.

Nhà báo Chung Hưng trong chuyến tác nghiệp thực hiện tác phẩm “Làm giàu ở Trường Sa”.

Không phải là sự thách thức mà là điều cuốn hút

+ “Làm giàu ở Trường Sa”, tác phẩm báo hình duy nhất đạt Giải A Giải báo chí quốc gia lần thứ VII vừa qua. Là đạo diễn và trực tiếp thực hiện, theo anh, điều gì đã mang lại thành công cho “làm giàu ở Trường Sa”?

Tôi nghe nói, một trong những điểm sáng chinh phục Hội đồng giám khảo là chữ “ở” của cái tít. Đây là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi, bởi những gì tôi muốn gửi gắm trong tác phẩm, tựu trung cũng chỉ gói gọn trong chữ đó. Khi tác phẩm được trình chiếu trên sóng VTV, người thân của ông Sáu Nan ở nước ngoài điện về, bày tỏ niềm tự hào khi anh em ông được đài TW “tôn vinh”. Thêm một niềm xúc động khó tả nữa đối với tôi về tác phẩm này. Một lần gặp một doanh nhân trẻ - từng du học nước ngoài - anh nói, tình cờ xem tác phẩm trên truyền hình Bình Thuận, đến đoạn cuối, hình ảnh mũi tàu rẽ sóng, câu hát vang lên “tôi yêu quê hương, yêu đảo nhỏ xa xôi…”, em nổi da gà. Và tôi đến giờ này, khi xem lại tác phẩm đến đoạn cuối, vẫn … nổi da gà…

+ Anh từng chia sẻ rằng: “Dù chưa đi lần nào, nhưng biển đối với tôi là một điều gì đó vừa lôi cuốn vừa máu thịt”… Phải chăng vì sự “vừa lôi cuốn vừa máu thịt” ấy mà “Làm giàu ở Trường Sa” ra đời?

Điều đó hoàn toàn đúng. Trước khi thực hiện “Làm giàu ở Trường Sa”, tôi làm nhiều tác phẩm về lĩnh vực ngư nghiệp, ngư dân nhưng chưa một lần đi biển. Một trong những niềm tự hào của Bình Thuận là biển. Còn tôi – Bình Thuận là quê ngoại. Phần lớn tuổi thơ tôi sống ở miền quê ngoại. Tuổi thơ ông ngoại tôi cũng trải dài những năm tháng ở quê ngoại ông ấy. Ở đó, ông thấm đẫm những câu chuyện về biển quê hương khi mà cụ ngoại tôi dẫn đầu một đoàn thuyền nan rong ruổi ngược xuôi vào tận miền Tây buôn bán. Tự bao giờ, những câu chuyện không có hồi kết về biển ngấm sâu máu thịt tôi. Thế nhưng vào đời, tôi lại không chọn vùng đất này cho đến khi thất bại quay về… Bình Thuận cưu mang tôi và tôi nặng ơn điều đó. Tôi thực hiện “Làm giàu ở Trường Sa” bằng tất cả tình cảm của mình đối với miền biển quê ngoại.

+ Xem phóng sự, tôi thấy ekip thực hiện phải cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với ngư dân trên chính những con tàu đánh bắt xa bờ của họ. Ròng rã những ngày dài giữa trùng dương với những người làm báo, hẳn là nhiều thách thức?

Với tôi, thực hiện phóng sự giữa đại dương không phải là sự thách thức mà là điều cuốn hút. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, tôi thích sự trải nghiệm những điều mới mẻ nếu điều kiện cho phép. Đi biển cùng ngư dân là một khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc đời tôi – Tuyệt vời không thua kém gì giây phút đăng quang giải báo chí quốc gia.

Chẳng nên lấy kết quả giải thưởng ở một cuộc thi mà đánh giá khả năng

+ Có ý kiến cho rằng: Tác phẩm “ Làm giàu ở Trường Sa”… “rất lành”, là thể loại “gương người tốt việc tốt”, chả mấy gai góc so với những tác phẩm mang tính điều tra, phản biện, chống tiêu cực, chống tham nhũng… Anh nghĩ sao về điều này?

Chị biết không? “Làm giàu ở Trường Sa” chỉ được hội đồng xét tác phẩm chất lượng cao ở tỉnh Bình Thuận đánh giá đứng sau một tác phẩm khác. Nó không phải là “đứa con tinh thần” của những nhà báo học hành bài bản. Nó được ra đời từ 2 ông thợ và 1 ông công nhân (Tôi, Hưng Phúc, Hữu Tường). Và vì vậy cho phép tôi không bàn về khoa giáo. Tôi nhớ trong một cuộc thi của chương trình “Việt Nam’s Got Talent”, nhạc sĩ Huy Tuấn nói đại khái thế này, ông không quan trọng thí sinh hát như thế nào? có đúng kỹ thuật? mà điều quan trọng là có mang lại cảm xúc cho người nghe không. Làm nghề, tôi rất tâm đắc quan điểm đó. Tất nhiên không thể lấy kết quả giải thưởng ở một cuộc thi mà đánh giá khả năng. Tuy nhiên tôi chỉ muốn nói, dù tác phẩm thuộc thể loại gì, nó vẫn có giá trị riêng của nó. Tôi cũng từng nghe nhiều người nói rằng, làm tác phẩm về vấn đề chống tiêu cực dễ “ăn” giải hơn. Có thể có sự so sánh “gương người tốt việc tốt” của chúng tôi với các tác phẩm mang tính phản biện hùng hồn, hay chống tiêu cực với tính chiến đấu ngất trời. Nhưng sao không thử hỏi “tại sao một tác phẩm “lành” như thế lại được đánh giá cao nhất tại một cuộc thi danh giá nhất của quốc gia?” Tôi rất tự hào về “Làm giàu ở Trường Sa”.

+ Trong vô vàn những lời chúc mừng, khen tặng dành cho “Làm giàu ở Trường Sa”, anh ấn tượng nhất với lời khen nào?

Khi ra Hà Nội nhận giải thưởng, tình cờ gặp một thành viên Hội đồng sơ khảo, một người làm nghề - một nhà quản lí cơ quan báo chí có uy tín, anh vỗ vai tôi: “Cậu không nói đến chủ trương khai thác xa bờ nhưng nếu xem tác phẩm, Chính phủ phải xem lại các chính sách khuyến khích xa bờ. Cậu không hề đề cập đến bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng con người và việc làm trong câu chuyện của cậu chính là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo”. Làm nghề, tôi luôn bên mình lời dạy của Bác: Viết cho ai? Viết để làm gì? Và mới đây, tại lễ trao giải báo chí quốc gia, tôi cũng tâm đắc lời nhắn nhủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: viết làm sao có lợi cho quốc gia, có lợi cho dân tộc…Đó mới là điều cực kỳ quan trọng.

+ Vâng, xin cảm ơn anh!
Hà Vân




Theo Nhà báo và công luận
» chi tiết...

2,1 TỶ ĐỒNG TIẾP BƯỚC CHO EM ĐẾN TRƯỜNG

Người đăng: Unknown



Tại thành phố Phan Thiết, Ban chỉ đạo cuộc vận động Tiếp bước cho em đến trường tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Lễ tiếp nhận ủng hộ Quỹ khuyến học và trao học bổng “Tiếp bước cho em đến trường”.

Theo Ban tổ chức, đến thời điểm này đã có hơn 2,1 tỉ đồng ủng hộ từ các đơn vị, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Năm học 2013 – 2014, Quỹ khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” tặng 1.445 suất học bổng, trong đóhọc sinh phổ thông 3,5 triệu đồng/suất, sinh viên 4 triệu đồng/suất. Nhân dịp này, Quỹ Giáo dục Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã trao học bổng cho các em học sinh học giỏi và giáo viên xuất sắc của thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam vàTuy Phong.

Nguyên Vũ




Theo Báo Văn hóa
» chi tiết...

TẠO MỌI THUẬN LỢI CHO DỰ ÁN GIAO THÔNG DẦU GIÂY - PHAN THIẾT

Người đăng: Unknown



Ngày 19-9, tại Hà Nội, Bộ GTVT đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư cho tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là dự án giao thông đầu tiên thí điểm áp dụng mô hình đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam. Nhà đầu tư thứ nhất được lựa chọn là Tập đoàn Bitexco, dự kiến chiếm 60% vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án. Nhà đầu tư thứ hai sẽ được lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế, chiếm 40%. Để đảm bảo tính khả thi cho dự án, Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết tài trợ vốn tín dụng ưu đãi cho dự án thông qua việc cho Chính phủ vay để đóng góp bù phần thiếu hụt tài chính và cho doanh nghiệp dự án vay lại. Ngoài ra, Tổ chức Phát triển quốc tế Australia (AusAID) cũng tài trợ ủy thác qua WB cho dự án một khoản hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo việc thực hiện theo đúng thông lệ PPP quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là dự án cao tốc trọng điểm của khu vực phía Nam. Việc xúc tiến đầu tư và sớm triển khai dự án theo hình thức PPP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam. Chính phủ sẽ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư để dự án đảm bảo triển khai thành công, là tiền đề và là hình mẫu cho các dự án PPP hạ tầng giao thông khác.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có chiều dài 98,7km, quy mô đường cao tốc 4 làn xe với tổng vốn đầu tư 575 triệu USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2019.

Bích Quyên



Theo Sài Gòn giải phóng
» chi tiết...

XÂY ĐỀN THỜ LIỆT SĨ TẠI PHAN THIẾT

Người đăng: Unknown



Sáng 27.6, Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Đỗ Ngọc Điệp chủ trì buổi họp báo công bố việc xây dựng đền thờ liệt sĩ tại TP.Phan Thiết, Bình Thuận.

Họp báo công bố việc xây dựng đền thờ liệt sĩ tại TP.Phan Thiết

Đền thờ liệt sĩ tại TP.Phan Thiết sẽ được xây dựng tại điểm nút giao lộ Nguyễn Hội và Đặng Văn Lãnh (P.Xuân An, TP.Phan Thiết). Đền thờ được xây dựng một trệt, một lầu với tổng diện tích sàn 1.216 m2, trong khuôn viên gần 7.000 m2.

Ngoài quảng trường, văn bia, nhà quản lý, đền thờ còn có nhà để xe và các công trình phụ khác. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 25 tỉ đồng được huy động từ các tổ chức, cá nhân và trích từ ngân sách Nhà nước.

Theo Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết, đền thờ sẽ là nơi quy tụ hơn 2.000 liệt sĩ là con em địa phương và các liệt sĩ khắp mọi miền Tổ quốc từng chiến đấu và hy sinh tại TP.Phan Thiết.

Dự kiến ngày 27.7 tới, công trình sẽ được khởi công. Đây là đền thờ liệt sĩ duy nhất tại tỉnh Bình Thuận được xây dựng kể từ ngày giải phóng Bình Thuận đến nay.



Theo Báo Thanh niên
» chi tiết...

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH "XÂY DỰNG HỔ TRỢ NÔNG DÂN"

Người đăng: Unknown



Phước Thể là một xã ven biển của huyện Tuy Phong với hơn 12.701 người dân sinh sống (2.636 hộ). Tuy nằm ven biển nhưng toàn xã có diện tích đất canh tác trên 1.000 ha. Ngoài 75% số hộ sản xuất nông nghiệp thì Phước Thể còn có nghề khai thác hải sản, buôn bán nhỏ. 

Những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Hội Nông dân xã Phước Thể luôn tìm các giải pháp tạo nguồn vốn để hỗ trợ, giúp người dân vay phát triển kinh tế gia đình. Trong đó mô hình “Xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân” được cấp ủy Đảng, chính quyền giao cho Hội Nông dân xã chủ trì trực tiếp vận động nhân dân tham gia góp vốn. 

Sau khi có Ban vận động, Ban quản lý quỹ hỗ trợ nông dân, các thành viên đã chủ động tuyên truyền, vận động hội viên đóng góp thông qua các buổi sinh hoạt tổ, hội. Với mức đóng góp ít nhất là 50.000 đồng/hội viên, nhờ vậy số tiền quỹ đã tăng hàng năm. 

Chỉ sau 5 năm quỹ đi vào hoạt động đến cuối tháng 12/2012 số tiền từ quỹ hỗ trợ nông dân đã lên 81,872 triệu đồng và đã hỗ trợ cho 15 hộ nghèo vay vốn. Thời gian cho vay tùy theo từng đối tượng, mục đích sử dụng vốn từ 6 - 9 tháng hoặc 12 tháng; phí cho vay thu theo quy định của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam là 0,7% - 0,8% /tháng. 

Số tiền cho vay tùy theo nhu cầu, mức độ sản xuất, trong đó chú trọng nhất là cho các hộ nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn vay vốn. Đối với các trường hợp đột xuất do thiên tai, dịch bệnh không có khả năng trả gốc và phí thì được các chi, tổ, hội đề nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân xã họp xét và giải quyết tùy theo từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể.

Với nguồn quỹ hỗ trợ nông dân hiện có tuy còn thấp so với nhu cầu vay vốn của nông dân trong xã, nhưng cũng đã góp phần giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất, chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi của nhiều hộ dân. 

Mô hình “Xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân” ở Phước Thể không phải là mới, nhưng hoạt động của quỹ ngày càng có hiệu quả, tăng số vốn huy động, đóng góp và số nông dân được hỗ trợ vốn nhiều hơn.
Nhật Báo




Theo Nông thôn mới
» chi tiết...

ĐIỀU ĐỘNG, BỔ SUNG NHÂN SỰ

Người đăng: Unknown



Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa quyết định điều động, bổ nhiệm, ông Châu Minh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Thiết giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thu Sơn, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy giữ chức vụ Bí thư Thành ủy thành phố Phan Thiết, nhiệm kỳ 2010-2015; điều động đồng chí Lương Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Nguyên Vũ





Theo Sài Gòn giải phóng
» chi tiết...

CẤP ĐI ĐÔI VỚI QUẢN.

Người đăng: Unknown


Đến nay bình quân mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn  tỉnh được cấp 1 ha đất canh tác (14.861 ha/14.729 hộ). Đây là một cố gắng lớn của tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển dân sinh, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển sản xuất của đồng bào và so với kế hoạch đã đề ra thì chưa đạt yêu cầu.
Để tiếp tục thực hiện chủ trương cấp đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay các địa phương đang tập trung rà soát quỹ đất, lập thủ tục đưa vào khai hoang trên 724 ha để cấp cho 900 hộ còn thiếu đất sản xuất. Cụ thể như huyện Hàm Thuận Nam đang làm thủ tục khai hoang 93,18 ha để cấp cho 98 hộ xã Mỹ Thạnh. Huyện Hàm Thuận Bắc hoàn thành việc khảo sát 137,6 ha thuộc khu vực dự án Khoa Minh để cấp cho 214 hộ xã La Dạ; 59,6 ha khu vực Đèo 7 để cấp cho 91 hộ xã Đông Giang; 68 ha khu vực Đan Sách để cấp cho 88 hộ xã Đông Tiến. Huyện Bắc Bình hoàn thành hồ sơ thiết kế khai hoang 55,6 ha để cấp cho 56 hộ xã Phan Tiến và chuẩn bị khai hoang 35,6 ha để cấp cho 36 hộ xã Phan Điền. Huyện Tánh Linh đã xây dựng phương án và hoàn thiện hồ sơ để cấp 20 ha cho 25 hộ thôn Bàu Chim (Đức Thuận)…
Yêu cầu đặt ra là tiếp tục cấp đất cho đồng bào nhưng mặt khác cần phải tăng cường quản lý, sử dụng đất có hiệu quả. Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm, tranh chấp, chuyển nhượng đất được cấp, gây nên tình hình khá phức tạp ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể như huyện Tánh Linh có 152 hộ tự ý sang nhượng 157 ha; huyện Bắc Bình có 18 hộ tự ý sang nhượng 17,5 ha; huyện Hàm Tân có 3 vụ tranh chấp lấn chiếm đất trái phép; huyện Hàm Thuận Nam có 114 hộ lấn chiếm trái phép 163,9 ha; huyện Tuy phong có một vụ tranh chấp 0,7 ha đất…
Mặc dù cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có cố gắng giải quyết được nhiều vụ việc, nhưng vẫn còn tồn đọng một số vụ chuyển nhượng và lấn chiếm đất trái phép đòi hỏi phải tiếp tục có biện pháp kiên quyết hơn để giải quyết dứt điểm. Mặt khác, các địa phương cần phải xác định được quỹ đất để lập hồ sơ thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, tận thu lâm sản… để tạo quỹ đất sản xuất cấp cho số đồng bào dân tộc còn thiếu đất sản xuất. Từ tình hình thực tế trong những năm qua và xuất phát từ tập quán, suy nghĩ và hoàn cảnh của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số không thể nói là thời gian tới sẽ không còn tình trạng lấn chiếm và chuyển nhượng đất trái phép. Do đó chính quyền các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là đất cấp cho đồng bào dân tộc; kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu, nếu để quá chậm sẽ rất khó khắc phục. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng, phát huy hiệu quả đất được cấp, hạn chế tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai. Đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSDĐ cho đồng bào. Đến nay vẫn còn gần 4/5 số hộ và 2/3 về diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận là quá chậm. Việc sớm hoàn thành cấp giấy CNQSDĐ cũng là nhân tố quan trọng góp phần quản lý và phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất đã cấp cho đồng bào trong thời gian tới.
Hồng Lê


Theo Báo Bình Thuận
» chi tiết...

VĂN BẢN PHÁP QUY